Lựa chọn thực phẩm Lựa chọn thực phẩm là khâu rất quan trọng, nên được lưu tâm hàng đầu, bởi thực phẩm có tác động lớn tới tình trạng của bệnh nhân tiểu đường. Nên ăn nhiều thực phẩm có chứa tinh bột (như bánh mì, ngũ cốc, và các loại rau củ quả có chứa nhiều tinh bột như khoai tây, hạt đậu). Các chuyên gia khuyên bạn mỗi ngày ăn 6 phần ngũ cốc hoặc hoa quả thuộc nhóm trên. Các loại rau củ có thể luộc, xào hay hầm tuỳ sở thích. Thậm chí rau xanh sấy khô cũng vẫn có thể phát huy tác dụng. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng như cà rốt, đậu đen, ngô cho món salad hay món thịt hầm. Các chất xơ tự hoà tan được cũng đem lại hữu ích cho bệnh nhân tiểu đường, giúp giảm đáng kể hàm lượng đường trong cơ thể. Chất xơ có chủ yếu trong trái cây và rau xanh hoặc các loại hạt. Các loại thực phẩm chế biến từ đậu là những thực phẩm điển hình thuộc nhóm trên. Ngược lại, nên hạn chế ăn đồ ngọt và các thực phẩm có nhiều đường (chỉ nên ăn tối đa 1-2 lần/ tuần). Khống chế trọng lượng Trọng lượng là vấn đề rất cần được quan tâm đối với bệnh nhân mắc tiểu đường, đặc biệt tiểu đường tuýp 2. Béo phì đồng nghĩa với dư thừa chất béo trong cơ thể. Vừa béo phì vừa mắc tiểu đường tuýp 2 là điều kiện thuận lợi cho hàm lượng insulin tăng trong máu. Các chuyên gia khuyên bạn nên bằng cách này hay cách khác “ tiêu bớt” 10- 20g chất béo trong cơ thể để cải thiện tình hình. Nếu bạn là “đệ tử” của thuốc lá, việc điều trị bệnh sẽ gặp bất lợi. Người có tiền sử mắc bệnh tiểu đường thường bị máu dồn xuống chân. Hút thuốc là nguyên nhân chính khiến máu dồn xuống nhiều hơn. Trong trường hợp xấu, đôi khi phải dùng đến thủ thuật cắt cụt chân. Không chỉ dừng lại ở đó, hút thuốc lá còn có thể khiến đàn ông “bất lực”. Khi hút thuốc, hàm lượng LDL cholesterol (cholesterol xấu) tăng kéo theo khả năng mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ cũng tăng. Cẩn thận với đường, chất béo, và cácbonhydrat Cơ thể chúng ta có khả năng hoà tan nhiều loại thức ăn khác nhau theo những tỷ lệ khác nhau: Mất từ 5 phút đến 3h để tiêu hoá cacbon-hydrat (có nhiều trong khoai tây), 3-6h để tiêu hóa protein và phải mất 8h hoặc hơn để “ tiêu thụ” hết. Đó là lý do tại sao các loại thức ăn khác nhau có những ảnh hưởng khác nhau tới hàm lượng đường trong máu (ví dụ ăn kem sẽ làm tăng hàm lượng đường trong máu nhanh hơn so với ăn khoai tây). Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường không nhất thiết phải kiêng vĩnh viễn đồ ngọt. Có điều bạn nên hạn chế và ăn có điều độ. Bệnh tiểu đường thường có “quan hệ mật thiết” với bệnh tim, vì thế rất nên hạn chế ăn chất béo. Các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên “nạp” 30% chất béo mỗi ngày so với tổng số calo cần cho cơ thể. Và nhớ rằng, đó không phải là các chất béo bão hòa.