Bệnh tiểu đường, là khi cơ thể bạn có vấn đề về một loại hóc-môn gọi là insulin. Insulin giúp cơ thể bạn biến đổi đường (còn được gọi là glucose) thành năng lượng. Khi có vấn đề về insulin, sẽ có quá nhiều đường ở trong máu, lượng đường quá nhiều trong máu sẽ phá huỷ dần các phần của cơ thể....
Có hai loại tiểu đường:
Tiểu đường Type 1:
- Cơ thể bạn không tạo ra đủ lượng insulin
- Lượng insulin hàng ngày thiếu
- Thường xuất hiện bệnh ở trẻ nhỏ và người trẻ tuổi
- Chỉ 5% người trưởng thành bị tiểu đường Type 1
Tiểu đường Type 2:
- Cơ thể bạn không sử dụng insulin tốt
- Ăn kiêng, tập thể dục, dùng thuốc, và/hoặc tiêm insulin là biện pháp cần làm
- Bệnh thường xuất hiện ở những người trên 40 tuổi nhưng cũng có thể sớm hơn
Tiểu đường ảnh hưởng đến thận như thế nào?
Hãy nghĩ thận của bạn như một thiết bị lọc, thận sẽ giữ lại cho cơ thể những gì cần thiết, và loại bỏ ra ngoài những gì không cần. Hệ thống lọc ở thận bao gồm rất nhiều mạch máu nhỏ (các tiểu cầu mạch). Những tiểu cầu mạch này lọc những chất cặn độc hại từ trong máu và giữ lại những gì cơ thể cần. Lượng đường trong máu cao có thể phá huỷ những mạch máu này. Sự phá huỷ này được gọi là bệnh thận do tiểu đường. Điều này diễn ra rất chậm rãi, từ từ, đôi khi rất nhiều năm. Những tổn thương ở thận do tiểu đường gây ra là không thể chữa khỏi, nếu không được ngăn chặn, chữa trị kịp thời, có thể gây ra suy thận. Khi đã bị suy thận hoàn toàn, bạn chỉ có thể lọc máu hoặc cấy ghép thận mới để tiếp tục sống.
Hãy hỏi Bác sỹ những xét nghiệm nào cần làm: Tìm hiểu thêm về xét nghiệm tại đây
Tiểu đường
Xét nghiệm mức đường máu: Xét nghiệm xem lượng đường (glucose) trong máu là bao nhiêu. Bạn cũng có thể tự làm xét nghiệm này tại nhà bằng cách mua que thử ở hiệu thuốc và tự làm theo hướng dẫn
Huyết cầu tố - Hemoglobin A1C: xét nghiệm xem mức đường máu của bạn có bình thường không trong vòng 2-3 tháng vừa qua. Bác sỹ sẽ giúp bạn biết rõ mức A1C cần ở mức nào; mục tiêu cho phần lớn bệnh nhân tiểu đường cần đạt được là A1C ít hơn 7%. Thông tin chi tiết về xét nghiệm máu, xem tại đây
Thận
Huyết áp: Tiểu đường và huyết áp cao là một sự phối hợp vô cùng nguy hiểm. Huyết áp cao càng làm tăng nguy cơ bị suy thận và mắc bệnh tim mạch. Huyết áp bình thường ở mức 120/80. Xét nghiệm nước tiểu: Thận bị phá huỷ có thể làm protien xuất hiện trong nước tiểu, protein này được gọi là Albumin. Bác sỹ có thể sử dụng nước tiểu 24giờ để xét nghiệm Albumin. Xét nghiệm này cần làm mỗi năm 1 lần. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy có protein trong nước tiểu, bác sỹ có thể nói bạn “protein niệu” hay “albumin niệu”; và đấy là dấu hiệu sớm của bệnh thận.
GFR: Mức lọc máu cầu thận: là chỉ số để biết chức năng thận của bạn còn bao nhiêu. Xem cụ thể về GFR tại đây.
Thăm khám các bộ phận khác
Kiểm tra mắt: Tiểu đường cũng có thể phá huỷ các mạch máu trong mắt, có thể gây mù, hỏi bác sỹ xem bạn cần kiểm tra mắt bao lâu một lần.
Khám chân: Tiểu đường cũng phá huỷ các dây thần kinh trong cơ thẻ, làm bạn cảm thấy đau đớn, hoặc bị lở loét, có các bệnh ở chân. Những vết lở loét thường khó liền và bạn có thể bị nhiễm trùng, hoại tử, đôi khi cần phải cắt cụt chi để boả vệ cơ thể.
Khám răng: Tiểu đường cũng làm răng, nướu yếu đi, vì vậy bạn cần đi khám bác sỹ nha khoa để xem xét cụ thể.
Có cần dùng thuốc ACE Inhibitor hay ARB?
Khi dùng bất kể loại thuốc gì, phải hỏi ý kiến bác sỹ và làm theo chỉ dẫn. Có một số loại thuốc hạ huyết áp có thể giúp phòng ngừa hoặc làm chậm tiến trình phát triển bệnh thận. Tìm hiểu thêm về thuốc tại đây
Những triệu chứng bệnh gì cần chú ý?
Rất nhiều triệu chứng bệnh liên quan đến tiểu đường có thể chữa trị được nếu phát hiện bệnh sớm. Bệnh thận thường không có dấu hiệu rõ ràng, vì vậy điều quan trọng bạn cần làm các xét nghiệm, tuy nhiên hãy nói với bác sỹ nếu bạn có các dấu hiệu sau: - Cảm giác khó chịu trong dạ dày
- Mệt mỏi hoặc thường xuyên hoa mắt chóng mặt, choáng váng
- Giữ nước (phù) ở chân, tay hay mặt
- Đau lưng
- Nước tiểu có máu, có bọt hay sẫm màu
- Có sự thay đổi về số lần đi tiểu (nhiều hoặc ít hơn bình thường)
Bạn cần làm gì để khoẻ hơn?
Xét nghiệm máu định kỳ, có thể tự làm tại nhà bằng cách mua que thử.
Mức lượng đường huyết:
Trước khi ăn | Sau khi ăn | Trước khi đi ngủ |
90-130 | 80-180 | 100-140 |
Hãy làm xét nghiệm và viết lại kết quả một cách cẩn thận. Ví dụ có thể viết như sau
Ngày thứ nhất :
- Buổi sáng trước khi ăn: 101
- 2 giờ sau khi ăn sáng: 165
- Buổi chiều muộn: 108
- Sau khi ăn tối: 167
- Khi đi ngủ: 126
Nếu lượng đường huyết quá cao, hãy báo với bác sỹ và nói cho bác sỹ biết bạn đã theo dõi trong bao lâu.
Hãy ăn đúng cách để khoẻ hơn.
Chuyên gia dinh dưỡng sẽ cho bạn một thực đơn cụ thể. Nhìn chung, bạn khong nên ăn các loại thực phẩm có nhiều chất béo, chất béo bão hoà, không ăn mặn, không ăn các thực phẩm có lượng cholesterol cao. Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ, không được uống các loại nước ngọt. Ăn nhiều thực phẩm chứa hàm lượng protein cao có thể làm thận phải làm việc nhiều hơn, và càng đẩy nhanh tiến trình suy thận. Cơ thể bạn vẫn cần protein nhưng phải xác định lượng cần thiết để chỉ ăn vừa đủ, hỏi bác sỹ để biết lượng protein cụ thể bạn được phép dùng.
Hàm lượng protein trong một số thực phẩm:
1 quả trứng = 7 gram protein
1 đùi gà = 14 gram protein
200ml sữa = 8 gram protein
1 lát bánh mỳ = 2 gram protein
1 chén cơm = 4 gram protein
Cách bạn ăn tác động đến bệnh tiểu đường của bạn. Hãy hỏi bác sỹ để biết chính xác bạn cần thay đổi số lượng bao nhiêu:
- Protein (thịt, cá, trứng, sữa v.v)
- Carbohydrates (đường, bánh mỳ, ngũ cốc, cơm gạo, khoai tây, đồ ngọt, một số loại hoa quả v.v)
- Đồ mặn - muối (muối, pho-mát, thực phẩm béo, thịt hun khói, bánh pizza v.v)
- Chất béo (bơ, dầu, sốt mayonnaise)
- Lượng Ca-lo mỗi ngày
Xem thêm chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường tại đây
Kiếm soát huyết áp
Huyết áp thông thường ở mức 120/80. Chỉ biết chỉ số huyết áp bằng cách đo huyết áp, có thể đến phòng khám, hoặc tự đo tại nhà bằng máy đo huyết áp điện tử tự động. Nếu huyết áp cao hơn bạn cần báo với bác sỹ để được kê đơn thuốc hạ huyết áp. Thận giúp kiểm soát huyết áp, nhưng thận cũng bị tổn thương nếu huyết quá cao. Trên thực tế, cao huyết áp, là nguyên nhân thứ hai gây suy thận. Xem thông tin cụ thể ở đây.