Điều trị bệnh tiểu đường từ gốc

- Ngoài phương pháp điều trị quen thuộc là tiêm insulin hoặc tiêm thuốc kích thích tuyến tụy sản sinh insulin, gần đây các nhà khoa học trong và ngoài nước đang nghiên cứu theo xu hướng điều trị từ gốc, giúp cơ thể củng cố và tự sửa chữa các tế bào bị tổn thương do tiểu đường bằng cách cấy tế bào hay các loại cây cỏ (cây Giảo Cổ Lam).

Các loại tiểu đường

Tiểu đường có nhiều dạng khác nhau. Các dạng chính là tiểu đường loại 1, tiểu đường loại 2, và tiểu đường thời kỳ thai nghén.

Tiểu đường loại 1 (tiểu đường phụ thuộc insulin) là căn bệnh phá huỷ các tế bào beta trong tuyến tuỵ có chức năng tạo hormon insulin. Mặc dù dạng bệnh này phổ biến ở trẻ em, hoặc thanh niên, song nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, và chiếm 10% tổng số ca tiểu đường.

Triệu chứng của tiểu đường loại 1 là thường xuyên đi tiểu, cực đói và khát, cơ thể yếu và luôn cảm thấy mệt mỏi.

Đối với tiểu đường loại 2, cơ thể của bệnh nhân không tạo đủ insulin, hoặc có insulin nhưng không được cơ thể sử dụng.

Loại tiểu đường này chiếm gần 90% tổng số ca tiểu đường và có su hướng tăng mạnh ở nước ta.

Dạng bệnh này có nhiều nguyên nhân như di truyền, tuổi tác và cân nặng nhưng chủ yếu là do các gốc tự do có trong cơ thể phá hủy và làm biến dạng màng tế bào vì vậy insulin không vận chuyển được phân tử đường vào bên trong (do đó còn gọi tiểu đường loại 2 là không phụ thuộc insulin).

Nó thường xảy ra ở những người béo phì trên 45 tuổi, những người thường xuyên tiếp súc với những hóa chất độc hại hoặc uống rượu bia quá mức, hút thuốc lá.

Ngày càng có nhiều thanh niên mắc dạng bệnh này. Triệu chứng bao gồm mệt mỏi, mờ mắt, da khô và ngứa, hay có cảm giác đói và khát, số lần tiểu tiện tăng, có cảm giác râm ran hoặc mất cảm giác ở bàn tay hoặc bàn chân, nhiễm trùng không khỏi ở da, âm đạo hoặc bàng quang.

Tiểu đường thời kỳ thai nghén. Cơ thể của người phụ nữ thay đổi nhiều trong thời kỳ mang thai. Thai phụ có thể mắc dạng tiểu đường này.

Mọi phụ nữ mang thai nên kiểm tra để phát hiện tiểu đường trong tháng mang thai thứ sáu (tuần thứ 24 - 28). Chỉ có khoảng 2-5% thai phụ bị tiểu đường thời kỳ thai nghén.

Các phương pháp mới điều trị tiểu đường

Các phương pháp điều trị tiểu đường cho đến nay vẫn chỉ nhằm mục đích là làm tăng lượng insulin trong máu bằng cách đưa từ ngoài vào qua tiêm truyền hoặc kích thích tế bào tụy tăng tiết insulin.

Có 2 phương pháp mới nhất hiện đang được thử nghiệm, đó là cấy tế bào tạo insulin của lợn cho bệnh nhân và cấy ghép tế bào tạo insulin lấy từ tuyến tuỵ của một người hiến và ghép cho một người khác.

Các nhà khoa học Mỹ đã cấy tế bào insulin của lợn vào cơ thể 12 trẻ em bị tiểu đường loại 1. Kết quả cho thấy, một số trẻ em có những dấu hiệu hồi phục rõ rệt. Một em không cần tiêm insulin hàng ngày. Một em khác không cần tiêm trong khoảng thời gian 6 tháng, và hiện mức insulin cần tiêm giảm 75% so với trước khi cấy ghép. 6 bệnh nhân khác cũng có xu hướng tốt lên.

Đối với cấy ghép tế bào tuyến tuỵ, ngay sau khi cấy ghép, tế bào mới bắt đầu tạo insulin. Những nhà nghiên cứu hy vọng cấy ghép tế bào tuyến tuỵ, hoặc tế bào tạo insulin của lợn, sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường loại 1 sống mà không phải phụ thuộc vào các mũi tiêm insulin.

Thuốc ngăn chặn tiểu đường hiện nay cũng nhằm mục đích làm tăng nồng độ insulin trong máu. Trong một cuộc thử nghiệm kéo dài nhiều năm, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Colombia và Đại học California, San Francisco, đã sử dụng một loại thuốc có tác dụng ngăn chặn những tế bào ''độc'' chuyên đi tiêu diệt các tế bào tạo insulin trong tuyến tụy. vì vậy cơ thể có thể tiếp tục tiết ra một lượng insulin và không phải phụ thuộc vào thuốc tiêm, cho phép người bệnh kiểm soát tiểu đường tốt hơn.

Một quan điểm rất mới hiện nay trong điều trị bệnh tiểu đường đó là song song với việc làm tăng nồng độ insulin trong máu, bệnh nhân sẽ được sử dụng thêm các thuốc có tác dụng hồi phục màng tế bào, giúp sữa chữa tổn thương ở màng tế bào do đó tăng cường dung nạp đường. Các chất này có chủ yếu từ thiên nhiên như hoạt chất trong cây mướp đáng, cây nhàu, nấm linh chi, hồng sâm, cây câu kỷ tử…

Gần đây các nhà khoa học Nhật Bản, Trung Quốc đã phát hiện cây Giảo Cổ Lam có tác dụng hạ đường huyết rất tốt, có khả năng sữa chữa những thương tổn ở tế bào mạnh, giúp bệnh nhân tiểu đường nhanh hồi phục sức lực và giảm các biến chứng do bệnh gây ra.

Cây Giảo Cổ Lam cũng đã được phát hiện thấy ở vùng Phanxipang Việt Nam và đã được nhà nước cấp kinh phí nghiên cứu 120 triệu đồng. Những nghiên cứu ban đầu cho thấy Giảo Cổ Lam Việt Nam có chất lượng tương đương với Nhật Bản và đã được sản xuất dưới dạng rà uống. Đọc giả có thể liên hệ với GS.TS Phạm Thanh Kỳ - chủ nhiệm đề tài cấp nhà nước về cây Giảo Cổ Lam (ĐT: 5568112 – 0912571190).

Th.sĩ Dược học Nguyễn Duy Như