Điều chỉnh chế độ ăn uống

Đây là biện pháp điều trị rất quan trọng, bất kể bệnh nhân đái tháo đường ở tuýp nào, ở giai đoạn nào của bệnh, có điều trị bằng thuốc hay không đều phải tuân thủ chế độ ăn nghiêm túc. Có thể nói chế độ ăn hợp lý cho bệnh nhân đái tháo đường sẽ làm cho diễn biến của bệnh tốt lên, hạn chế được biến chứng. Ngược lại, nếu bệnh nhân không tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm chỉnh thì dù có được điều trị bằng thuốc gì cũng không điều chỉnh được đường máu.

Có thể chỉ điều trị đơn thuần bằng chế độ ăn như trong đái tháo đường mức độ nhẹ, đái tháo đường ở các giai đoạn chưa có triệu chứng lâm sàng hoặc kết hợp thuốc hạ đường máu với chế độ ăn thích hợp ở đái tháo đường ở mức độ vừa và nặng. Về nguyên tắc, chế độ ăn phải bảo đảm đầy đủ chất, đảm bảo tỷ lệ đạm, đường, mỡ, cần thiết cho cơ thể, gần với hoàn cảnh sinh lý. Đường chiếm 50 - 60%; đạm chiếm 16 - 20%; mỡ chiếm 24 - 30% số lượng calo chung của khẩu phần. Nếu có béo phì thì phải giảm từ 10 - 20% lượng calo chung. Thông thường người bệnh đái tháo đường nên ăn từ 4 đến 6 bữa trong ngày. Các bữa ăn chính cần bảo đảm là sáng, trưa, chiều và bữa tối trước khi đi ngủ với lượng calo tỷ lệ theo các bữa là 30, 25 và 15% lượng calo. Nếu bệnh nhân có điều kiện có thể bố trí thêm các bữa ăn phụ vào giữa sáng (9 - 10h), bữa giữa chiều (16 - 17h).

Một số điểm cần chú ý đối với chế độ ăn cho người bị bệnh đái tháo đường là:

Không có chế độ ăn chung cho tất cả mọi người bị bệnh đái tháo đường mà tuỳ theo hoàn cảnh kính tế, sở thích, giai đoạn của bệnh mà tự mỗi người đề ra chế độ ăn phù hợp cho mình với sự tham gia tư vấn của thầy thuốc.

Giữ lịch các bữa ăn đúng giờ, chỉ ăn thịt tối đa (trong khuôn khổ cho phép) trong 2 bữa, cac bữa còn lại ăn rau và các sản phẩm ngũ cốc.

Phải tôn trọng nguyên tắc chế độ ăn uống là: thức ăn đa dạng, nhiều thành phần. Ăn đủ để có trọng lượng vừa phải. Hạn chế chất béo, đặc biệt là mỡ động vật. Có lượng chất xơ vừa phải. hạn chế ăn mặn. Tránh các đồ uống có rượu.

Chế biến thức ăn ở dạng đồ luộc và nấu là chính, không rán, rang với mỡ.

Không bỏ bữa, ngay cả khi không muốn ăn.

Khi cần ăn kiêng và hạn chế số lượng, phải giảm dần thức ăn theo thời gian. Khi đạt mức yêu cầu, nên duy trì một cách kiên nhẫn, không bao giờ được tăng lên.

Nên có bữa ăn phụ trước khí đi ngủ.


Các loại thức ăn nên chọn:

  • Các loại bánh mì không pha trộn với phụ gia.
  • Gạo, mỳ sợi (số lượng ít), tấm xay.
  • Sữa đã được lọc chất béo, sữa chua và pho mát không bơ.
  • Lòng trắng trứng gà.
  • Các loại thịt nạc (thị dê, bò, thịt thú rừng nạc).
  • Thịt ga, chim bỏ da.
  • Các loại cá (cá béo bỏ da).

Thức ăn nên hạn chế:

  • Bánh mì trắng, ngọt
  • Gạo lức, bánh ngọt nhân hoa quả
  • Các loại cá béo chứa nhiều mỡ
  • Thịt dê, cừu.
  • Bơ thực vật
  • Rau quả đóng hộp
  • Các nước hao quả đậm đặc, nước khoáng có đường.
  • Các loại quả ngọt
  • Cà phê, chè (số lượng vừa phải)
  • Chất ngọt nhân tạo

Thức ăn cần tránh:

Đường (trừ lượng cho phép), mật, các loại bánh ngọt, kẹo sô cô la, mứt, các loại nước quả có đường.

Các loại mì chính, bột ngọt, bánh có đường và chất béo chế biến công nghiệp.

Sữa thô chưa chế biến và các loại sản phẩm chứa sữa thô.

Thịt nhiều mỡ như thịt lợn, thịt cừu, xúc xích lợn, mỡ, gan, thận, phổi …

Các loại hải sản chứa nhiều mỡ, cá nheo, cá tra, sò, ngao, cua bể.

Lòng đỏ trứng gà.

Ngỗng, ngan vịt.

Bơ, mỡ đông lạnh

Khoai tây rán các loại

Các loại quả ngọt sấy khô.

Các loại đồ uống có rượu, nước giải khát có đường coca cola, pepsi…

Chú ý: Việc ăn kiêng cần phải được dựa trên chỉ số đường máu của người bệnh. Nếu đường máu hạ thấp thì việc ăn kiêng là không cần thiết.